Nguyên nhân và giải pháp để micro không còn là “ổ vi khuẩn”

Dịch vụ karaoke là loại hình giải trí khá được ưa chuộng ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng tình trạng thiếu vệ sinh micro ở các quán karaoke khiến nó trở thành “ổ vi khuẩn”, rất dễ lây bệnh sang những người đi hát.

Thực trạng khó tin

Theo kết quả nghiên cứu của viện Pasteur TP HCM, sau khi phân tích 3 mẫu micro từ 2 cơ sở dịch vụ giải trí karaoke gia đình trên địa bàn TP HCM, kết quả xét nghiệm phát hiện một mẫu micro nhiễm nấm men lên tới 41.000 con, hai mẫu còn lại có sự hiện diện của khuẩn Staphylococcus aureus – dòng khuẩn độc tính.

Nguyên nhân và giải pháp để micro không còn là “ổ vi khuẩn”

Khuẩn staphylococcus aureus là vi khuẩn gây nhiễm trùng cơ hội lây bệnh nguy hiểm, dễ lây lan khi sức đề kháng cơ thể yếu. Cơ chế gây bệnh của khuẩn là có khả năng làm ngưng kết huyết tương kết cụm lại thành mụn mủ, khi gặp da bị xước khuẩn này làm mủ gây nhiễm trùng trên da, qua đường miệng gây viêm loét miệng, loét họng.

Những sai lầm khiến micro karaoke trở thành hiểm họa khôn lường

1.  Ít vệ sinh micro karaoke

Nếu để ý các bạn sẽ thấy rất nhiều micro ở các quán karaoke rất hôi,  với lượng khách hát nhiều, có những người khi hát thường ghé sát micro vào miệng, đặc biệt là những người say nên nước bọt bắn vào trong lớp đệm micro, rồi tích tụ lại trong đó… Trong khi đó, nhân viên quán thường chỉ lau dọn bàn ghế, phòng ốc sau mỗi đợt khách ra vào, lượng khách đến vào các ngày lễ hoặc buổi tối thường rất đông. Do đó, việc vệ sinh thiết bị phục vụ karaoke ngay sau mỗi đợt khách tới hát là không thể. Việc vệ sinh micro chỉ được thực hiện khi micro rơi xuống sàn nhà hoặc để chung với thức ăn của khách và cũng chỉ lau sơ qua bên ngoài.

Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng micro có mùi hôi và tích tụ nhiều vi khuẩn gây bệnh.

2.  Quá lạm dụng nước hoa xịt phòng

Chính vì lượng khách ra vào quá đông lại liên tục nên không có thời gian dọn phòng, khi đó nước hoa xịt phòng được sử dụng như một công cụ vệ sinh vạn năng, có tác dụng khử mùi đặc trưng của phòng karaoke, tạo cảm giác sạch sẽ. Tuy nhiên, nước hoa chỉ có tác dụng tức thời, tạo cảm giác ảo và che mắt khách hàng và chính bản thân chủ quán vì nước hoa không có tác dụng diệt khuẩn, vi khuẩn vẫn lẩn trốn trong từng ngóc ngách của căn phòng kể cả là micro.

Làm thế nào để micro không còn là ổ vi khuẩn?

1.  Lau và vệ sinh micro thường xuyên bằng cồn y tế 70 – 90 độ để lau chùi bụi bẩn bám trên micro.

2.  Sử dụng đầu bọc micro sử dụng 1 lần để tránh vi khuẩn lây lan.

3.  Thường xuyên vệ sinh những miếng vải mút bên trong.

4.  Nên sử dụng micro không dây để tránh những trường hợp điện giật đáng tiếc. Người hát karaoke bị điện giật là chuyện không hiếm gặp. Do môi trường phòng kara thường xuyên trong tình trạng ẩm mốc, micro rò rỉ điện. Điều này rất nguy hiểm.

Kinh nghiệm chọn micro cho dàn âm thanh

Là một người bán hàng có kinh nghiệm trong lĩnh vực âm thanh, tôi  xin chia sẻ kinh nghiệm của mình  trong việc chọn micro  cho dàn karaoke với giá tiền hợp lý và chất lượng tốt.

Kinh nghiệm chọn micro cho dàn âm thanh

Thường thì các bạn thích micro không dây nhưng để lựa chọn được micro tốt, phù hợp là điều khó. Bạn nên xem xét mấy vấn đề sau trước khi quyết định mua để phù hợp với dàn âm thanh của bạn.

Thứ nhất diện tích phòng , diện tích phòng hẹp thì bạn nên xem xét dùng micro có dây. Vì trong khoảng diện tích hẹp micro không dây thường hay hú rít có tác động nhiều đến loa karaoke và tai của bạn ( hại nhất đến loa )

Thứ 2  là điều phải chú ý hàng đầu là pin của micro không dây thường dùng rất hay phải thay thế và hay bị rỉ, rơi rất rễ hư hại (những loại mic đắt tiền mới hạn chế được điều này ).Nhưng micro không dây tốt thì không dưới giá 4 triệu.

Thứ 3, nếu hát karaoke ở gia đình thì nên dùng micro có dây. Nếu dây  bị đứt thì nối rất đơn giản, dùng mỏ hàn nối lại rất dễ dàng. Tuy cầm hơi tê tê một chút, nên nhiều người thấy sợ.Gặp phải trường hợp này thì bạn nên tiếp đất cho amply karaoke hoặc đi dép để tránh.

Thứ 4, với giá tiền rẻ từ 200.000 đến 500.000 mic có dây Trung quốc cũng rất tốt, ví dụ như hãng Suphu, Shure… Bạn sẽ thấy không quá khó khăn về kinh tế.

Trên đây là kinh nghiêm thực tế của tôi trong việc bán micro cho dàn karaoke , nếu bạn có kinh tế phù hợp hãy chọn micro không dây tốt nếu không hãy chọn micro có dây giá hợp lý.

Bạn có thể tham khảo thêm : Cách chọn micro phù hợp với dàn karaoke

Huyền Nga Sưu tầm

Cách chọn micro chuẩn cho bộ dàn karaoke

Muốn có một bộ dàn karaoke tốt để khoe giọng hát vàng của mình thì trước hết bạn cần đầu tư thứ nhất là loa karaoke và thứ hai nữa là micro chất lượng. Cách lựa chọn loa karaoke mình đã giới thiệu với các bạn ở bài trước, trong bài này mình sẽ đưa ra một số cách giúp bạn test micro trước khi mua.

Cách thử micro chuẩn

Cách test micro

1. Tại cửa hàng, test trước để chọn ra 2 bộ mang về. Thường thì ở CH họ chỉnh echo, repeat, delay tùm lum nên nghe cái nào cũng um um, khó phân biệt. Hãy yêu cầu họ giảm delay, repeat, để echo mức trung bình.

2. Bật mic lên khi volume cả dàn đang để mức trung bình, nếu nghe tiếng dội qua loa –> receiver không có mạch chống nhiễu.

3. Cầm mic đi vòng vòng, kiếm chỗ nào có vật cản để test xem receiver có đủ mạnh không. Thử giọng nói bằng “1,2,3,4,5,6, ùm – ngậm miệng, suỵt – nghiến răng cho hơi phát ra từ kẽ răng” Razz Hát thử một bài ưa thích xem tiếng của cái nào trong, rõ, không rè, ấm hơn và hát ít phải gắng sức hơn.

4. Phải test cả 2 mic để tránh trường hợp 1 cái hoạt động tốt, cái kia lại không. Cửa hàng nhăn nhó thì mặc kệ họ Smile) Chọn ra ít nhất 2 bộ mang về nhà so sánh.

5. Tại nhà, mở dàn với mức music volume nhỏ, chủ yếu nghe micro. Nên cắm vào cùng chỗ (VD: mic 1 và mic 2 chung line mix). Cố gắng dành ít nhất 30′ để test chứ không quyết định ngay sau khi hát thử vài câu. Giống như đi tìm hiểu người yêu vậy, có thể khi bắt đầu ghét thậm tệ nhưng dần dần mới phát hiện ra các điểm hay ho Smile

6. Hát thử nửa bài bằng mic này, nửa bài bằng mic kia để lấy kết quả. Xong hát một câu bằng mic A, một câu mic B để so sánh lập tức. Sau đó tắt nhạc, chỉ để mở micro và hát trơn xem cái nào cho ra tiếng vừa tai bạn hơn

7. Cái test cuối cùng và quan trọng nhất: giảm echo, delay và repeat xuống 0, thử tiếng thuần của mic. Với test này bạn sẽ nghe rõ nhất tính chất âm thanh mỗi mic. So sánh luôn độ nhạy bằng cách hát đều 1 nốt và đưa mic xa dần miệng. Một mic có độ nhạy tốt sẽ giảm dần đều âm theo độ xa, cách 15cm vẫn còn hút tiếng. Mic loại thường có thể hát rất tốt nếu mic gần miệng ít hơn 3 cm, nhưng đưa ra độ 5cm sẽ đột ngột giảm độ hút âm, và độ 15cm thì chẳng còn nghe tiếng gì cả .

Nguồn: vod-karaoke